Trong quá trình chăn nuôi vịt không thể tránh khỏi các trường hợp vịt bị bệnh. Có thể bị 1 vài con hoặc nghiêm trọng hơn là bị lây lan ra cả đàn. Do đó, hiểu biết và nắm được các triệu chứng của bệnh thường gặp ở vịt sẽ giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro. Nếu bạn chưa biết thì có thể xem chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.

Vịt trong quá trình sinh trưởng và phát triển có thể mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết cách chữa trị kịp thời và phòng tránh các bệnh đó. Dưới đây là một số bệnh ở vịt có tính nguy hiểm cao.

Nội dung bài viết

1. Bệnh giun chỉ – Loại bệnh phổ biến ở vịt

Bệnh giun chỉ chính là nguyên nhân khiến cho vịt biếng ăn và chậm lớn. Bệnh thường gặp ở đàn vịt từ 3 – 8 tuần tuổi. Bệnh giun chỉ do loại kí sinh gây ra. Khi vịt bị mắc bệnh này thì sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy giảm trọng lượng. Đặc biệt loại bệnh này lây lan rất nhanh bởi điều kiện thời tiết ở Việt Nam rất hợp để bệnh phát tán.

Triệu chứng bệnh

  • Dễ dàng nhận thấy trên mình vịt có các vùng u lớn, tụ máu. Thường xuyên sờ vào cổ vịt nếu thấy có khối u hoặc sưng to bất thường thì 100% vịt đã bị giun chỉ.
  • Ở vùng cổ có lượng kí sinh trùng lớn nhất ở vịt.

Cách điều trị và phòng bệnh

Cách điều trị bệnh giun chỉ ở vịt tốt nhất là loại bỏ khối u sưng to ra. Đồng thời bôi thuốc sát trùng cho vịt. Hoặc nếu bạn biết thêm 1 chút về thú y thì có thế sử dụng cách tiêm trực tiếp vào khối u sưng to. Hỗn hợp sử dụng để tiêm đó là: 2ml thuốc tím KMnO4 + lodine 1/5 + Natri Choloride. Hiệu quả bạn sẽ thấy sau 1 tuần sử dụng.

Cách phòng bệnh nên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Phát hiện kịp thời và tách các con vịt bị giun chỉ ra ngoài để tránh lây lan.

cac-benh-thuong-gap-o-vit-1

2. Bệnh tụ huyết trùng ở vịt – Loại bệnh gây chết cả đàn vịt

Bệnh thứ 2 thường gặp ở vịt đó là bệnh tụ huyết trùng. Đây là loại bệnh có thể gây chết hàng loạt thậm chí cả đàn vịt nếu không kịp thời chữa trị. Đặc biệt chú ý khi vịt ở tuần tuổi thứ 3 – 8. Loại bệnh này tác động trực tiếp đến thần kinh và hô hấp của vịt.

Triệu chứng

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có 2 loại triệu chứng khác nhau:

  • Thể cấp tính: Vịt chết đột ngột. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công trực tiếp vào đường hô hấp và thần kinh khiến vịt tắc thở => Chết.
  • Thể mãn tính: Vịt chảy nước mắt, nước mũi, xù lông, có dấu hiệu đi không vững, loạng choạng. Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở vịt dễ dàng nhận biết nhất đó là đỏ 2 bên mặt.

Cách phòng bệnh

  • Trong thức ăn cho vịt cần bổ sung thêm lượng vitamin A.
  • Nên cho cả đàn vịt uống kháng sinh thảo dược chăn nuôi. Đây là loại kháng sinh giúp phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn gây tiêu chảy, hô hấp và kí sinh trùng ở vịt.
  • Vệ sinh chuồng trại với Nano Bạc định kỳ 2 – 3 lần/ tháng.

cac-benh-thuong-gap-o-vit-1

3. Bệnh cúm ở vịt – Loại bệnh ảnh hưởng đến cả đàn vịt

Bệnh cúm ở vịt là loại bệnh do virus cảm cúm gây ra. Mức độ của bệnh không quá nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng đến cả đàn thông qua đường hô hấp. Từ đó làm cho cả đàn phát triển chậm đi. Đặc biệt là những con vịt chưa hoàn thiện hết hệ miễn dịch rất dễ bị bệnh cúm vịt.

Triệu chứng

Dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường khi vịt mắc bệnh cúm. Đó là: Chảy nước mũi, hắt hơi và chậm lớn so với con khác.

Đôi lúc bệnh trở nặng sẽ khiến vịt co giật.

Cách điều trị, phòng chống

  • Người chăn nuôi cần chuẩn bị chuồng úm theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Phải giữ được chuồng trại đủ ấm, quây chuồng cẩn thận.
  • Luôn vệ sinh chuồng trại nuôi vịt định kì 2-3 lần/tháng với dung dịch Nano Bạc.
  • Người chăn nuôi vịt nên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để giúp vịt tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch.

Trên đây là 3 loại bệnh thường gặp ở vịt trong quá trình chăn nuôi vịt. Hi vọng nó sẽ giúp bà con nắm được các triệu chứng cũng như cách phòng chống, điều trị tốt nhất.

Chúc bà con thành công.

>>> Đừng quên xem: Axit hữu cơ Megacid-L hiệu quả cho gà, vịt phát triển tốt